Trong cuộc sống, bong gân là một trong những loại chấn thương cực kỳ hay gặp. Nó có thể gây nên biến chứng nếu bạn không biết cách chữa trị. Vì thế để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe của mình thì bạn nên tìm hiểu thật kỹ về nó. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về loại chấn thương này.
Giải thích tình trạng bong gân
Trong cuộc sống thì chán thương sẽ có thể xảy ra bất kỳ với ai bất cứ lúc nào. Trong chấn thương thì bong gân là một mức độ chấn thương cao hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên hiện tượng này ở mọi người.
Vận động viên
So với những người bình thường thì những vận động viên vận sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng chấn thương này. Đặc biệt những vận động viên bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá thường bị ở bàn chân, cổ chân và gối. Đối với vận động viên thể hình, gôn, tennis thì sẽ có nguy cơ bị ở gân bàn, cổ tay, khớp vai, ngón tay, khuỷu tay,…
Thường xuyên chạy bộ
Những người thường xuyên chạy bộ cũng sẽ thường gặp phải chấn thương tại bàn chân, khớp gối, cổ chân. Điều này có thể sẽ khiến cho những vị trí đó bị bong gân. Vì thế khi chạy bộ thì mọi người cũng cần phải cẩn thận.
Vận động không đúng cách
Nhiều ngườI trước khi vận động không khởi động trước khi vận động. Điều đó sẽ khiến cho cơ thể bạn rất dễ bị chấn thương. Đặc biệt, nặng hơn thì sẽ xuất hiện tình trạng bong gân ở các khớp.
Người bị thừa cân
Những người mắc phải hiện tượng béo phì sẽ có nguy cơ bị bong gân cao hơn rất nhiều so với những người có thể trạng bình thường. Vì thế mỗi lần vận động những người này cần phải chú ý.
Môi trường vận động ẩm ướt
Những nơi tập luyện hoặc sinh hoạt bị trơn trượt hoặc ẩm ướt sẽ khiến cho bạn gặp phải chấn thương. Môi trường như vậy sẽ khiến cho bạn rất dễ bị ngã nếu chạy nhạy hoặc di chuyển.
Người bị mắc bệnh về khả năng cân bằng
Những người này sẽ rất khó để giữ cân bằng và sử tập trung. Do đó rất hay gặp phải các chấn thương khi tham gia các môn thể thao bình thường. Điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ bị bong gân mỗi khi vận động.
Những bộ phận dễ xuất hiện việc gân bị tổn thương
Bong gân là một loại chấn thương xảy ra khi cơ thể vận động quá sức và dây chằng bị rách khiến khớp bị đau. Chấn thương này có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng nơi dễ bị tổn thất nhất vẫn là những vị trí dưới đây.
Vị trí cổ chân
Vị trí cổ chân thường xuyên chuyển động và khi các dây chằng tại mắt cá chân bị ép vượt quá phạm vi chuyển động thì sẽ tạo nên chấn thương. Hầu hết bong gân ở cổ chân đều liên quan đến chấn thương dây chằng ở mặt ngoài của vị trí mắt cá chân. Những nguyên nhân gây nên hiện bong gân ở cổ chân đó là:
- Khi bạn bị ngã và khiến cho cổ chân của bị lật ngang hoặc bị trẹo khiến khớp sai vị trí.
- Khi tiếp đất bằng chân nhưng không đúng tư thế.
- Mọi người chạy bộ, tập thể dục ở tại vị trí có mặt phẳng gồ ghề và không bằng phẳng.
- Bị người khác dẫm chân lên chân của bạn trong lúc đang thực hiện các hoạt động thể dục thể thao.
Bong gân tại vị trí đầu gối
Đây cũng là vị trí rất dễ bị chấn thương nhất là đối với những ai hay vận động mạnh. Thường thì khi có một cú đánh, sự va chạm mạnh, một cú ngã hoặc xoay đầu gối đột ngột có thể khiến cho đầu gối bị bong gân. Khi bị chấn thương này thì sẽ gây đau, sưng tấy và khiến cho mọi người bị hạn chế về khả năng vận động. Trường hợp này có thể nghiêm trọng hơn khi bạn nghe tiếng lộp bộp khi chấn thương.
Vị trí cổ tay
Cổ tay cũng là một trong những vị trí hay bị bong gân. Những lúc té ngã thì cổ tay được sử dụng để chống đỡ. Lực tác động quá mạnh sẽ khiến cho tay bị ngược ra phía sau. Điều này dẫn đến hiện tượng giãn dây chằng kết nối xương bàn tay và xương cổ tay. Hậu quả của nó là tạo nên những vết rách nhỏ và có thể đứt dây chằng.
Chấn thương ở vị trí này thường xuất hiện đối với những người chơi thể thao. Khi bị bong gân thì sẽ thường rất đau, cổ tay có cảm giác sưng, mềm và khớp cổ tay thì cứng. Ở vị trí chấn thương và khớp sẽ xuất hiện cơn đau. Khi bạn cố cử động hoặc cấm nằm có đồ vật nặng thì sẽ càng đau hơn.
Vị trí ngón tay
Chấn thương cũng có thể gây nên tình trạng bong gân ở vị trí ngón tay. Chấn thương này sẽ xảy ra khi các ngón tay bị bỏ ra quá xa về phía sau. Nó có nguy cơ xuất hiện khi bạn chơi một số môn thể thao như bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ. Khi đó bạn sẽ cảm thấy đau nhức ở ngón tay, ngón tay bị sưng tấy và khó để cầm nắm.
Giải pháp xử lý đặc hiệu giảm đau nhanh nhất
Khi bị bong gân thì có rất nhiều cách xử lý và tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của nó mà bạn lựa chọn cách điều trị phù hợp. Thông thường mọi người có thể kết hợp chữa trị ở nhà và uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Dưới đây là những giải pháp được áp dụng để xử lý khi bị chấn thương đó là:
Nghỉ ngơi và ngừng vận động
Khi bị chấn thương mọi người không được sờ đến vị trí bị đau và không cử động chỗ đó. Nó sẽ khiến cho quá trình bình phục trở nên êm đẹp hơn. Điều đó sẽ giúp cho các cơ và những vị trí bị tổn thương có thời gian để phục hồi.
Bạn hãy cắt giảm những vận động và các bài tập thể thao hàng ngày. Bởi bong gân cực kỳ dễ tái phát và yêu cầu bạn phải giảm bớt những sinh hoạt hàng ngày để cho vết thương có thể nhanh khỏi hơn.
Chườm đá tại vị trí bong gân
Nước đá có ích trong quá trình điều trị bong gân. Nó sẽ giúp cho chỗ bị thương giảm bớt viêm và sưng. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên chườm đá lên da trực tiếp. Mà bạn hãy bỏ viên đá vào một chiếc khăn hoặc miếng vải sau đó quấn kỹ thành túi chườm và chườm lên chỗ đau.
Thời gian chườm đá khoảng 10 phút và không nên lâu hơn 20 phút cho mỗi lần chườm. Hãy thực hiện mỗi ngày 4 đến 8 ngày để chỗ đau giảm bớt sưng tấy. Khi chườm đá hãy di chuyển theo vòng tròn hoặc đi theo vòng tròn tại chỗ bị đau. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những loại túi chườm lạnh chuyên dụng để giảm sưng.
Sử dụng loại nẹp cố định
Trong trường hợp bạn bị bong gân nặng thì hãy sử dụng nẹp cố định. Nó sẽ giúp cho vị trí bị đau giảm bớt sưng tấy. Người chăm sóc bạn sẽ sử dụng băng co giãn có chức năng hỗ trợ chấn thương ACE để quấn quanh vị trí bị thương như đầu gối, ngón tay, cổ tay để ngăn cản khớp bị tổn thương dịch chuyển.
Khi sử dụng nẹp thì yêu cầu người dùng phải có kỹ thuật. Hãy quấn nẹp ở vị gần tim nhất đến nơi bị bong gân. Băng cần phải quấn thật khít nhưng không được quá chặt. Điều này sẽ khiến cho người bị thương khó chịu hoặc máu rất khó lưu thông.
Uống thuốc giảm đau khi bị bong gân
Trong trường hợp chỗ chấn thương cực kỳ nghiêm trọng và quá đau thì người bị thương cần sử dụng thêm thuốc giảm đau. Một số loại thuốc mà mọi người có thể sử dụng như acetaminophen (gồm có tylenol và những loại khác) hoặc ibuprofen (gồm Advil, Motrin IB và một số loại khác) để cắt đi cơn đau của mình.
Khi bạn sử dụng thuốc giảm đau thì cơn đau sẽ được cải thiện dần và khả năng nâng đỡ cũng được tăng lên trong vài ngày. Tuy nhiên quá trình bình phục sau bong gân còn đang rất dài. Nên mọi người cần phải chú ý và cẩn thận hơn khi vận động.
Cần làm gì để hạn chế tình trạng bong gân?
Các vận động, hoạt động thể thao rất dễ xảy ra bong gân. Tuy nhiên, chúng ta cũng có một số cách để giảm bớt nguy cơ bị chấn thương này. Mọi người có thể bỏ túi một vài lưu ý ở dưới đây.
- Khi cơ thể bị mệt mỏi thì không nên vận động mạnh hay chơi các môn thể thao mạo hiểm.
- Vận động vừa phải
- Trước khi hoạt động mạnh thì hãy khởi động trước.
- Nên duy trì cân nặng của mình thật hợp lý và xây dựng chế độ ăn phù hợp để bảo vệ cơ bắp khỏe mạnh hơn.
- Khi vận động quá mạnh thì hãy mang giày vừa chân và đảm bảo an toàn khi sử dụng các dụng cụ thể thao.
- Để duy trình sự cân bằng và sức mạnh thì hãy thực hiện các bài tập giãn cơ và khớp hàng ngày.
- Vận động đúng cách ví dụ như tập yoga, tập gym thì cần phải có người hướng dẫn.
Có nên đi khám bác sĩ khi bị bong gân không?
Nếu bạn bị bong gân ở mức độ nhẹ thì không cần đến các cơ sở y tế. Tuy nhiên bạn cần phải đến gặp bác sĩ hoặc các cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu nếu gặp phải một vài trường hợp dưới đây:
- Khi bị bong gân nhưng bạn chưa nắm rõ được tình hình cụ thể của mình là nặng hay nhẹ. Bạn cũng không chắc vị trí bị thương của mình có mất nhiều thời gian để chữa trị hay không. Khi đó bạn hãy đến gặp các bác sĩ để họ kiểm tra giúp bạn.
- Chỗ chấn thương bị đau dữ dội và bạn không thể dồn sức nặng lên khớp ở nơi bị thương.
- Bằng mắt thường bạn thấy nơi bị thương hơi cong vẹo và nổi lên một vài cục u hơi sưng tấy. Bạn nhận ra điều bất thường ở chỗ bị thương thì hãy đến bệnh viện ngay lập tức.
- Chỗ bị thương gây nên cảm giác bị tê và những vị trí xung quanh cũng bị như vậy
- Vị trí bị bong gân không thể nào cực động được.
- Những vết đỏ ở chỗ bị thương đang dần lan rộng. Điều này khá nguy hiểm và có thể chỗ đó đã bị nhiễm trùng.
- Bị thương ngay tại vị trí trước đó cũng đã bị.
Kết luận
Như vậy bài viết đã cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về bong gân. Hy vọng bài viết sẽ giúp mọi người có thể bảo vệ thật tốt cho sức khỏe của mình. Hãy tìm hiểu thêm về nhiều kiến thức thú vị hơn ở trang web này nhé!