Ngồi thiền – một phương pháp được mọi người vô cùng ưa chuộng hiện nay, không chỉ mang đến một sức khỏe dồi dào, ổn định cho người tập, mà còn hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển tích cực về tinh thần và trí não. Làm thế nào để có thể ngồi thiền đúng cách, cùng theo dõi sát sao nội dung của bài viết sau đây nhé!
Ngồi thiền là gì?
Ngồi thiền là phương pháp cải thiện tâm trí, giúp xóa bỏ những nỗi lo âu, áp lực, rối ren chưa thể giải quyết trong cuộc sống, công việc, học tập. Khi luyện tập theo những thao tác của bộ môn này, như đưa người tập vào một thế giới riêng, tách biệt.
Ở đó không có những áp lực, không có sự tác động và phức tạp như trong cuộc sống sinh hoạt xã hội thông thường. Do đó, người ngồi thiền luôn cảm thấy an yên và tĩnh lặng trong không gian của chính mình. Tạo cơ hội về thời gian và địa điểm để tự chiêm nghiệm và nhìn thấy được nhiều góc khuất tích cực.
Nhờ có hướng suy nghĩ và tư tưởng đổi mới sau khi được ổn định về tâm lý, giúp cho thể trạng tâm sinh lý và sức khỏe cải thiện rõ rệt nên phương pháp này rất được các bác sĩ tâm lý, chuyên gia nghiên cứu về thể chất khuyên dùng. Ngoài việc giúp phát triển về trí não, còn hỗ trợ giãn cơ thể trong quá trình luyện tập.
Đặc biệt hơn hết, ngồi thiền là một phương pháp vô cùng đơn giản, không tốn chi phí, phù hợp với hầu hết đối tượng từ trẻ nhỏ, người trung niên cho đến người già. Cho nên nếu như có thời gian và cơ hội, hãy tiếp cận với “thiền định” càng sớm càng tốt.
Thiền định bắt nguồn từ đất nước nào?
Thiên định tuy là phương pháp trị liệu còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng lại vô cùng phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở các quốc gia phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Indonesia,… Phương pháp này được Phật giáo truyền đạt và phổ biến với các Phật tử, vì mang đến rất nhiều lợi ích tích cực cho tinh thần.
Thiền định được chia sẻ từ Đức Phật vào năm ngày giác ngộ ra chân lý của cuộc sống khi chỉ mới ba mươi lăm tuổi, sau đó Phật giáo đại thừa đã hệ thống lại tất cả những lời chia sẻ và truyền đạt chi tiết từ vị Đức Phật ấy để dạy cho các Phật tử trong đạo.
Mặc dù, hiện nay ngồi thiền đang là bộ môn nổi tiếng nhất nhì ở Trung Quốc, nhưng thật ra bắt nguồn và xuất xứ của loại hình là ở vùng đất xa xôi Ấn Độ. Cụ thể là vào năm 1950 một người Ấn Độ được biết đến với tên gọi Maharishi Mahesh Yogi – Được công nhận là cha đẻ của kỹ thuật Thiền siêu, tạo nên phong trào trên cả nước.
Cộng hưởng với làn sóng mạnh mẽ đó ở Ấn Độ – Cội nguồn của Phật giáo, thiền sư Bồ Đề Đạt Ma đã truyền đến Trung Quốc vào thế kỷ 15 SCN, tạo nên rất nhiều dấu ấn, ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi. Dần dần được truyền bá vào Việt Nam và Hàn Quốc, hai quốc gia lần cận ở thế kỷ 7 và thế kỷ số 12 đã cập bến Nhật Bản.
Tác dụng của việc ngồi thiền
Để nói về những lợi ích mà bộ môn ngồi thiền mang đến đời sống, các nhà nghiên cứu tâm lý đã đánh giá rằng, chưa bao giờ bắt gặp loại hình rèn luyện nào lại có thể hài hòa giữa việc bồi dưỡng thể chất và ổn định tinh thần tuyệt vời như thế. Điều đó chứng tỏ, đây là bộ môn chứa nhiều sự thú vị, bổ ích mà bạn nên tìm hiểu sớm.
Nhưng người xưa có câu “Trăm nghe không bằng một thấy”, để có thể khiến cho mọi người hoàn toàn tin tưởng và bị thuyết phục bởi những lợi ích tuyệt vời do ngồi thiền mang lại. Sau đây sẽ là mục tổng hợp tất cả kết quả thần thánh sau một khoảng thời gian dài rèn luyện được đúc kết lại:
Thanh lọc tâm hồn và trí não
Khi tập ngồi thiền, bạn sẽ có riêng cho mình một thế giới, nơi đó sẽ không bị làm phiền và không bị tác động bởi ai khác. Tại đó có nhiều thời gian để bản thân suy nghĩ về những gì đã qua. Nhìn nhận lại những điểm thiếu sót, nhưng không áp đặt hay tạo áp lực về mục tiêu, đích đến cuối cùng.
Hãy để cho không gian trí não và tâm hồn được thoải mái nhất, thậm chí bạn có thể lựa chọn cách bước vào, nhưng không mang theo suy nghĩ hay sự đấu tranh nào khác. Ngoài việc tập trung hoàn toàn vào hơi thở và cách điều phối sao cho nhịp nhàng.
Cải thiện hệ hô hấp và tuần hoàn máu
Khi tinh thần thoải mái, sức sống tràn trề, giàu năng lượng tích cực, sẽ không có một lý do nào khiến cho bạn căng thẳng và trở nên tiêu cực. Lúc đó, máu huyết sẽ được lưu thông một cách đều đặn, không cần phải dồn quá nhiều oxy vào não để giải quyết những vấn đề khó khăn nan giải.
Kết hợp với việc luyện tập ngồi thiền, là thao tác nhịp nhàng trong việc hít thở đúng cách, góp phần giúp cho hệ hô hấp được cải thiện. Bởi vì theo đuổi liệu trình tập là một hành trình mãi mãi, nên sức khỏe của bạn càng cao ổn định theo thời gian.
Lưu ý quan trọng khi ngồi thiền bạn không nên bỏ qua
Khi nhắc đến bộ môn ngồi thiền, ngoài yếu tố rèn luyện giúp cho tinh thần lẫn thể chất trở nên ngày càng ổn định và phát triển tích cực. Mặt khác, đặc biệt là về mặt tâm lý, phải luôn giữ vững và không bị tác động bởi những hiệu quả chậm mà chắc. Để không nản chí và từ bỏ dễ dàng hãy nằm lòng 4 điều khắc cốt ghi tâm sau đây:
Không mong đợi nhiều, sẽ không nhận về thất vọng nhiều
Không đặt kỳ vọng quá cao vì ngồi thiền để tâm trí trở nên thoải mái, gạt bỏ những suy nghĩ rối ren, khiến cho trí tuệ trở nên thông thái, đừng đặt nặng quá về vấn đề kết quả phải đạt được ở cảnh giới nào đó. Chỉ theo đuổi phương pháp thiền để quẳng gánh lo âu của cuộc sống.
Quay lưng với xã hội bộn bề
Khi đã quyết định tìm đến ngồi thiền, tức là người tập mong muốn quên đi hết sự việc không hay trong cuộc sống. Lẩn tránh những áp lực xung quanh để tìm đến một thế giới bình yên, tĩnh lặng cho chính mình. Việc tìm đến phương pháp này chính là cách để giải tỏa và mở ra không gian mới tốt nhất.
Tại thế giới nội tâm, bạn không cần phải làm bất kỳ điều gì mà người khác yêu cầu, ra lệnh, áp đặt. Bạn chỉ làm những điều bản thân thật sự yêu thích, được sống đúng với chính cá tính, giới tính, khát vọng và đam mê của của riêng mình.
Khám phá bản thân
Thời gian tập ngồi thiền, chính là khoảnh khắc quý giá nhất để bạn có thể tập trung toàn bộ năng lượng, lắng nghe bản thân, trải nghiệm và khám phá những điểm giới hạn bên trong. Đôi khi bạn sẽ phát hiện có rất nhiều ưu điểm và hướng giải quyết khác nhau mà trước đó chưa bao giờ có cơ hội nghĩ đến.
Kết thúc nhẹ nhàng và trầm ổn
Để kết thúc buổi tập ngồi thiền, bước ra từ thế giới nội tâm, trở về với cuộc sống của hiện tại, bạn nên thực hiện một cách từ từ. Mở mắt ra và cảm nhận tất cả mọi thứ xung quanh, mặc dù cũng là không gian đó, thế giới đầy bộn bề và tấp nập đó, nhưng hiện tại tâm trạng và cách bạn đón nhận đã là trạng thái hoàn toàn mới.
Bạn không phép chấm dứt đột ngột, bởi vì tâm lý sẽ rất ngỡ ngàng khi bước từ một nơi yên tĩnh trở về với một nơi đầy ắp lo âu đang chờ. Hãy để suy nghĩ và toàn bộ những áp lực vào thế giới nội tâm đã đóng lại, dùng một trạng thái một tinh thần hoàn toàn tích cực chào đón và mỉm cười với xã hội mới ngoài kia.
Nên thiền định bao lâu một ngày?
Như đã nhắc đi nhắc lại về việc luyện tập phương pháp ngồi thiền, sẽ không có giới hạn, không có mặc định, không có quy tắc, tất cả đều có thể tự do và thực hiện theo ý bạn mong muốn. Chỉ cần đúng động tác, tư thế, điều chỉnh hơi thở và tập thói quen giúp cho mọi thứ trở lại cân bằng.
Khi bắt đầu theo đuổi phương pháp ngồi thiền, bạn không cần phải lo lắng về việc bản thân không có đủ thời gian để luyện tập, bộ môn này không cần bất kỳ dụng cụ hỗ trợ nào ngoài cơ thể đang bị tổn thương của bạn cần được tái tạo. Có thể thực hiện bất kỳ nơi đâu và bất kỳ thời điểm nào, làm bao lâu đó là do bạn quyết định.
Nhưng thông thường, nếu như bạn là một người quá đỗi bận rộn, nên lựa chọn cách theo đuổi ngồi thiền, nhắm mắt và bước vào thế giới riêng của bản thân từ 5 cho đến 10 phút mỗi ngày. Thậm chí là có thể ít hơn nếu như bạn cảm thấy không thể dành thời gian cho nó.
Hãy ưu tiên vào những buổi sáng, khi đó tinh thần của bạn sẽ cởi mở và đón nhận những năng lượng tích cực từ cuộc sống dễ dàng hơn. Lắng nghe âm thanh và tiếng gọi của tâm thức, gạt bỏ hết những chuyện đã qua đi, để đầu óc được thư giãn và minh mẫn trở lại.
Cách thở đúng khi ngồi thiền
Ngồi thiền là một trong những liệu trình điều trị hệ hô hấp và tuần hoàn máu cực kỳ hiệu quả, rèn luyện và chữa trị một cách tự nhiên, không hề có bất cứ sự tác động vật lý nào. Nhưng không phải tự nhiên lại có thể tạo ra được những phép màu thần kỳ như thế.
Đòi hỏi, trong quá trình tập ngồi thiền phải học lại cách thở và cách lấy hơi đúng. Áp dụng trong một khoảng thời gian dài với sự kiên trì và nỗ lực, chắc chắn kết quả nhận lại là tình trạng sức khỏe cải thiện rõ rệt. Để biết được cách thức hít thở tiêu chuẩn hãy theo dõi các lưu ý sau đây:
- Nhắm mắt lại ngồi thiền, cảm nhận từng tế bào và sự lưu thông dòng máu bên trong cơ thể, không cố gắng hay gượng ép bản thân hít sâu, mà hãy hít một cách tự nhiên theo đúng giới hạn của từng thể trạng.
- Khi thở ra, tuyệt đối không được thở một mạch mạnh cho hết hơi, mà nên lựa chọn cách thở từ từ, cảm nhận hết hơi thở thì dừng lại.
- Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng, luân phiên thực hiện theo trình tự đó, không được thay đổi.
Kết luận
Ngồi thiền mang đến rất nhiều lợi ích tích cực cho cuộc sống, giúp cho người tập có thể quên đi những muộn phiền và lo lắng. Kết hợp với những thông tin đã được chia sẻ cực kỳ sâu sắc từ bài viết, có lẽ quý độc giả cũng biết được bản thân cần làm gì để tiếp cận được bộ môn này sớm nhất.