Trong thể thao, thể dục nhịp điệu là một bộ môn nhận được sự rất nhiều sự quan tâm từ cả hai đối tượng nam lẫn nữ. Bởi những tác dụng mà nó đem lại là vô cùng lớn, có hiệu quả trực tiếp đến sức khỏe của người tập. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin bổ ích mà bộ môn này mang lại và các lưu ý quan trọng mà mỗi người cần phải ghi nhớ.
Bạn hiểu như thế nào về thể dục nhịp điệu?
Thể dục nhịp điệu có thể được hiểu đơn giản nhất là tổng hợp của những hành động tác dụng lên cơ thể, đánh thức hệ hô hấp và các cơ quan bên trong. Khi tập luyện phải được giữ theo nhịp điệu để cân bằng lại quá trình tiêu thụ oxy và đốt cháy năng lượng cần thiết.
Nguồn gốc của bài thể dục nhịp điệu đầu tiên
Tổng hợp các bài tập nhịp điệu được phát minh vào năm 1968 bởi Tiến sĩ Cooper, khi ông đang trong quá trình nghiên cứu và làm việc tại bệnh viện Texas, Hoa Kỳ. Ông cho xuất bản cuốn Dzheki Sorenson, trong đó bao gồm rất nhiều những điệu múa và phân tích ý nghĩa của nó mang đến cho cơ thể, chủ yếu là ở tim mạch.
Suốt hơn 20 năm liền, rất nhiều người dân Hoa Kỳ đã hưởng ứng và nhận ra tác dụng thần kỳ mà những bài tập nhịp điệu mang đến cho họ. Vào năm 1983, hai vị doanh nhân kiêm founders của một số tổ chức lớn Howard và Karen Schwartz cũng phát minh ra một bộ môn tương tự, họ đặt tên nó là thể thao thể dục nhịp điệu.
Thực chất, khi đem cả hai phiên bản ra so sánh, các chuyên gia hầu như không thể xếp loại được đâu là bài tập có ích hơn đến với cơ thể. Vì vốn dĩ, mục đích chung đều tác động đến cơ thể và mỗi loại bài tập sẽ ảnh hưởng nhiều đến những chức năng khác nhau như cân nặng, tim mạch, hệ hô hấp hoặc hệ tuần hoàn máu.
Vào năm 1996, thể dục nhịp điệu đã được nhiều tổ chức lớn trên thế giới chính thức công nhận là một bộ môn có thể góp mặt vào các giải đấu thể thao quy mô tầm cỡ. Trong đó, các cuộc cạnh tranh sẽ được diễn ra theo các kiểu phân loại như độ tuổi, cân nặng, giới tính, thể loại thi đấu.
Những bài tập thể dục nhịp điệu được áp dụng phổ biến
Hiện nay, các bài tập nhịp điệu được rất nhiều người biết và tìm hiểu bởi sự tiện lợi và hiệu quả cao. Họ không cần phải đến phòng tập mỗi ngày, cũng không phải nhờ đến sự hỗ trợ của PT mà vẫn có thể thực hiện đúng hơn 70% yêu cầu của các bài thể dục cơ bản.
- Nhảy dây: Thực hiện 5 lần vào mỗi tuần, một lần chỉ nên kéo dài từ 15-20 phút để tay chân phối hợp nhanh nhẹn hơn.
- Chạy bền: Sau khi khởi động kỹ càng, bạn nên xuất phát với quãng đường từ 5-8km, trong đó phải thực hiện đi bộ xen kẽ để hạn chế căng cơ.
- Đạp xe tại chỗ: Riêng với bài tập này, bạn có thể tìm đến phòng gym hoặc những công viên có bố trí xe đạp tại chỗ và thực hiện. Kiên trì trong vòng 1 tháng sẽ thấy kết quả chuyển biến rõ rệt.
- Đi bộ đường dài: Duy trì chế độ 30 phút cho mỗi lần tập, bạn có thể đi bộ vào buổi sáng để thấy cơ thể có nhiều năng lượng hơn. Hơn nữa, hành động này còn giúp cơ thể giảm thiểu tối đa tình trạng mắc bệnh về tim mạch.
- Zumba: Tổng hợp những điệu nhảy sôi động tương tự như khiêu vũ, tuy nhiên nó đã được các chuyên gia tiết chế lại để phù hợp hơn với mục tiêu hướng đến là sức khỏe.
Công dụng của những bài tập thể dục theo nhịp điệu
Theo như quyển sách “Dzheki Sorenson” được viết từ thời sơ khai của các bài tập nhịp điệu, ông Cooper đã nhắc đến những công dụng của nó đến với cơ thể. Tuy nhiên, ở thời đại ấy không có quá nhiều công cụ hỗ trợ như bây giờ, thế nên vẫn còn khá nhiều người không nhận ra tác dụng mà các bài tập mang đến.
Kiểm soát tối ưu cân nặng
Thể dục nhịp điệu được xem là khá tương đồng với bài tập workout, cơ thể cũng sẽ thực hiện liên tục các động tác một cách nhịp nhàng. Việc duy trì vận động đúng khoa học có thể giúp bạn đạt được mục đích kiểm soát cân nặng của bản thân, kể cả với nhu cầu tăng hoặc giảm mỡ cũng sẽ được đáp ứng.
Tuy nhiên, bạn phải chọn đúng bài tập chủ yếu tập trung ở một bộ phận thì mới phát huy được tối đa tác dụng, ví dụ như bụng hoặc phần đùi. Ngoài ra, phải cố gắng thực hiện đúng các bài tập như đã được hướng dẫn, đồng thời kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh để nhận được kết quả tích cực.
Thể dục nhịp điệu làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý
Không chỉ riêng bài tập nhịp điệu, hầu như những động tác liên quan đến thể thao đều có khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể, để hạn chế mắc các loại bệnh lý khó chữa trị. Tuy nhiên, bạn không nên vì lý do này mà hoạt động quá mức cho phép, thời gian dài cơ thể sẽ không chịu đựng được dẫn đến bị suy nhược.
Những bài tập về thể dục nhịp điệu có tác dụng vô cùng lớn đến hệ tuần hoàn máu nói riêng, toàn bộ các cơ quan hoạt động bên trong cơ thể nói chung. Nếu bạn duy trì vận động theo lời khuyên của những chuyên gia, bác sĩ có kinh nghiệm, các loại bệnh như hở van tim, cao huyết áp, thiếu máu não sẽ được cải thiện rõ rệt.
Giúp đầu óc thoát khỏi tình trạng stress, căng thẳng kéo dài
Ngoài những công dụng đặc biệt về sức khỏe, thể dục theo nhịp điệu còn giúp người tập thoát khỏi các chứng bệnh như trầm cảm, hoặc tâm trạng căng thẳng. Theo như các thí nghiệm từ chuyên gia, có hơn 68% người mắc trầm cảm đã cải thiện được tình trạng bệnh từ khi chuyển sang trị liệu kết hợp với tập thể dục.
Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp phải một trong những trường hợp này, không nên tùy tiện thử tại nhà với bất kỳ bài tập nào. Trước tiên phải nhờ đến lời khuyên của bác sĩ tâm lý để được đánh giá mức độ nghiêm trọng của căn bệnh. Sau cùng lựa chọn những động tác nhẹ nhàng và phù hợp nhất để tác động đến quá trình chữa trị.
Nên duy trì chế độ tập trong bao nhiêu phút?
Biết rằng tập càng lâu, động tác càng nặng sẽ giúp cơ thể đốt cháy được một lượng calories đáng kể. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng sẽ thích hợp với những bài tập nặng và đòi hỏi yêu cầu cao như thế. Tùy từng bài tập, từng động tác mà hãy chia ra thành những mốc thời gian tập luyện khác nhau.
Trung bình mỗi người chỉ nên tập luyện 150 phút cho 5 ngày, đối với người tập với cường độ cao hơn thì chỉ cần 75 phút. Như thế sẽ tương đương với việc một tuần bạn sẽ có 2 ngày rest, khoảng thời gian này cơ thể sẽ bắt đầu thực hiện các chức năng như điều hòa, đào thải các chất độc bên trong.
Mỗi lần tập chỉ nên có tối đa 30 phút, trong đó phải sắp xếp thời gian “nghỉ giữa hiệp” để cơ thể lấy lại sự cân bằng, đặc biệt là hệ hô hấp. Đối với những người chưa quen tập thể dục nhịp điệu, hãy bắt đầu với 15 phút/1 ngày và tăng lên khi quen dần, biết dừng lại kịp lúc khi cơ thể đang báo động sự mệt mỏi.
Lượng calories được tiêu hao khi tập thể dục nhịp điệu
Mỗi bài tập thể dục nhịp điệu sẽ bao gồm rất nhiều động tác, yêu cầu khác nhau ở các bước thực hiện. Hơn nữa, một số loại chỉ cần duy trì thời gian tập luyện trong vòng 5-10 phút, vì vậy không thể ước chừng được số calories cụ thể cho tất cả các bài tập.
- Đi bộ chậm: Duy trì với vận tốc chuẩn nhất là 4km/1h trong 30 phút, bạn sẽ tiêu hao được 127 calo, đồng thời làm thon gọn đôi chân.
- Đi bộ nhanh: Vận tốc tối thiểu cần duy trì là 5km/1h để đốt cháy 195 calo, tuy nhiên để không làm tổn thương đôi chân bạn phải mang giày cho người chuyên tập luyện thể thao.
- Đạp xe: Bạn sẽ đốt cháy khoảng 180 calo nếu thực hiện liên tục trong vòng 30 phút, thông số này còn có tính chính xác với đạp xe tại chỗ.
- Nhảy dây: Trong số những bài tập được kể trên, nhảy dây là bộ môn mang tính thử thách nhiều nhất và cũng tiêu hao nhiều năng lượng nhất: 525 calo. Nếu tập không kỹ, bạn có thể bị ép tim hoặc gặp tình trạng khó thở, dẫn đến việc cơ thể yếu đi một cách đột ngột.
- Thể dục nhịp điệu 20 động tác: 20 là số động tác trung bình trong tất cả các bài tập nhịp điệu, và nó sẽ tiêu hao khoảng 110 calo cho mỗi lần tập.
Những đối tượng cần tập thể dục nhịp điệu
Thể dục nhịp điệu cũng như là một bài tập vận động đơn giản có khả năng giúp cải thiện tình trạng sức khỏe. Thế nên nó gần như phù hợp với mọi đối tượng từ nhỏ đến lớn, nam hay nữ, người đang trị bệnh hoặc không. Chỉ cần giữ một chế độ tập cân bằng song những động tác thích hợp sẽ phát huy được tác dụng lên cơ thể.
Đặc biệt, với những ai đang tìm đến phương pháp giảm cân chuẩn khoa học thì không nên bỏ qua những bài tập thể dục nhịp điệu cho đùi, mỡ bụng, bắp tay… Không những thế, với một số trường hợp cần duy trì sức khỏe, đón nhận một nguồn năng lượng mới cho cơ thể cũng nên dành thời gian nhiều để tập nhịp điệu.
Tập thể dục không có hại, tuy nhiên bạn nên biết chọn lọc rằng tình trạng cơ thể mình có đang thích hợp để tham gia thực hiện hay không. Đặc biệt là với mẹ bầu đang ở tháng cận sinh, tuyệt đối không được tập các động tác hoặc bài tập quá mạnh.
Kết luận
Nhiều năm về trước, các bài tập thể dục nhịp điệu đã được thế giới công nhận là một bộ môn thể thao hoàn chỉnh, đưa vào làm bài thi ở các giải đấu lớn. Từ đó, mỗi người trong chúng ta vẫn nên tìm hiểu và trải nghiệm để thấy được tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của nó đến với con người là lớn như thế nào.